Bạch đậu khấu là gì? Phân biệt bạch đậu khấu và nhục đậu khấu

Bạn đang đọc : Bạch đậu khấu là gì? Phân biệt bạch đậu khấu và nhục đậu khấu - 6 phút đọc Bài tiếp theo

Bạch đậu khấu, cái tên nghe có vẻ hơi xa lạ, nhưng ít ai biết được rằng loại thảo dược này có công dụng rất tốt cho sức khỏe ngoài ra hương thơm ấm nồng hơi cay nhẹ của nó cũng được ứng dụng nhiều trong công nghệ sản xuất hương thơm. Hãy cùng So nice theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Bạch đậu khấu là gì?

Bạch đậu khấu hay còn gọi là bạch khấu nhân, bạch khấu xác, đa khấu, đới xác khấu, đậu khấu,...và có tên khoa học là Amomum cardamomum L. 

Cây bạch đậu khấu là loài thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, được trồng nhiều ở một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nam Mỹ,... Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,... 

Bạch đậu khấu

Đặc điểm sinh học

  • Loài cây thảo này cao khoảng 2-3m, sống lâu năm, rễ mọc bò, lá mọc thành 2 dãy. 

  • Cụm hoa mọc thành bông, hoa màu trắng.

  • Quả sắc tro trắng, hình cầu hơi có hình tam giác, bóp dễ vỡ. Trong quả có 3 buồng, chứa 9 - 12 hạt sắc vàng nhạt có mùi thơm cay, tê, ngậm vào miệng thấy có khí ấm rất sảng khoái.

Thu hái, chế biến

Vào mùa thu, ở những cây trên 3 năm. Hái quả còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng. Phơi hay sấy khô, loại bỏ cuống, xông diêm sinh cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng bóc vỏ lấy hạt. Hái quả khi có màu lục thì bỏ cuống, phơi khô. Khi dùng bỏ vỏ quả lấy hạt, giã nát.

Thành phần hoá học

Hạt bạch đậu khấu chứa tinh dầu (2.4%), với thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneol và d-camphor. Ngoài ra còn 1 số thành phần khác trong bạch đậu khấu như lipid (7g), cholesterol (0g), natri (18mg), kali (1.119mg), cacbohydrat (68g), protein (11g) và một số dưỡng chất khác (vitamin A, vitamin D, vitamin B12, sắt, magie,...)

Mùi hương của bạch đậu khấu được mô ta như thế nào?

Trong Bạch khấu có chứa khoảng 2,4% hàm lượng tinh dầu và tinh dầu này thường được sử dụng để tạo mùi hương trong công nghệ sản xuất hương thơm. Bạch đậu khấu có mùi đất ngọt, khói, mùi thơm và một chút cay, hương sắc của Thì là và Hoa hồi cũng là đặc trưng của cây Bạch đậu khấu. Tinh dầu Bạch đậu khấu có mùi cay hơn một chút, gần với vị cay của Khuynh diệp.

Bạch đậu khấu

Công dụng của bạch đậu khấu

Vị thuốc bạch đậu khấu có tính ấm, vị cạt và quy vào kinh Tỳ, Vị và Phế. Vì vậy, dược liệu này được sử dụng trong điều trị bệnh ở cả Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại:

Tác dụng theo Y Học Cổ Truyền: Theo Đông y, dược liệu bạch đậu khấu được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như hành khí, ấm dạ dày, chống nôn, tiêu thực, trừ hàn, giã rượu, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu...

Tác dụng theo Y Học Hiện Đại: Nghiên cứu trong Y Học Hiện Đại chỉ ra rằng các hoạt chất chứa trong dược liệu bạch đậu khấu có các tác dụng như sau:

  • Ngăn ngừa sâu răng, trị hơi thở hôi: Nghiên cứu từ các nhà khoa học Ấn Độ cho thấy hoạt chất cineol trong bạch đậu khấu có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn răng miệng như Streptococcus, Candida... từ đó giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng;

  • Ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư: Các nghiên cứu khoa học cũng phát hiện ra rằng, sử dụng bạch đậu khấu như thực phẩm chức năng có công dụng ngăn ngừa quá trình tiến triển thành tế bào ung thư từ các tế bào bình thường và giúp làm chậm quá trình hình thành ung thư da, ung thư ruột kết;

  • Điều trị đái tháo đường: Hàm lượng lớn mangan trong bạch đậu khấu giúp mang lại những lợi ích lớn đối với người bệnh đái tháo đường;

  • Hạ huyết áp an toàn: Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hóa sinh và sinh học Ấn Độ cho kết quả bột đậu khấu có công dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương một cách an toàn.

Bạch đậu khấu

 

Phân biệt bạch đậu khấu và nhục đậu khấu

Hình dạng: Bạch đậu khấu hình cầu dẹt, có khía, 3 múi và nhiều hạt. Khi chín có màu nâu trắng và lớp vỏ khô. Nhục đậu khấu hình cầu tròn, màu vàng sẫm. Khi chín vỏ tách đôi ra và chỉ có 1 hạt bên trong. Vỏ hạt tách ra sẽ có màu hồng.

Mùi vị: Bạch đậu khấu có vị cay, hương thơm dịu, hơi ngọt. Còn nhục đậu khấu thì hơi đắng và chát.

Thành phần: Nhục đậu khấu có lượng tinh dầu nhiều hơn (5%) so với bạch đậu khấu (2.4%). Các chất còn lại khá tương tự nhau.

Công dụng: Bạch đậu khấu là loại thảo quả xanh tính ấm, có thể chống nôn, hỗ trợ tiêu hóa và lưu thông máu. Còn nhục đậu khấu cũng có tính ấm, nhưng có thể chữa tiêu chảy, dạ dày, sốt rét, bệnh phong.

Trên đây là tất các thông tin về bạch đậu khấu từ công dụng với sức khỏe cũng như hương thơm và các phân biệt. Hy vọng bài viết trên của So nice đã cung cấp thêm cho bạn thật nhiều thông tin bổ ích về loại thảo dược này.

Tiếp tục đọc

Để lại bình luận

Bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi được đăng lên trang.