Hướng dẫn cách phân biệt dầu, tinh dầu và hương liệu

Bạn đang đọc : Hướng dẫn cách phân biệt dầu, tinh dầu và hương liệu - 7 phút đọc Bài tiếp theo

Dầu, tinh dầu và hương liệu được sử dụng trong nhiều trong các sản phẩm hương thơm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, vẫn nhiều người vẫn chưa có thể phân biệt những loại này. Cùng So nice tìm hiểu kỹ hơn về cách phân biệt dầu, tinh dầu và hương liệu qua bài viết dưới đây nhé!

Dầu và dầu nền

Dầu và dầu nền là gì?

Bất kỳ chất hóa học không phân cực nào dưới dạng chất lỏng nhớt ở nhiệt độ môi trường và cả kỵ nước và ưa béo gọi là dầu. Dầu thường có hàm lượng carbon và hydro cao, thường dễ cháy và là chất hoạt động bề mặt. Hầu hết các loại dầu là lipid không bão hòa dạng lỏng ở nhiệt độ phòng.

Tinh dầu

Phân loại dầu

Tùy theo nguồn gốc, mà dầu có thể chia dầu nền thành hai loại chính: dầu thực vật và dầu khoáng. Dầu thực vật được chiết xuất từ ​​hạt, quả hạch béo bằng các phương pháp: ép lạnh/ép nguội, chiết nóng, nghiền…

Dầu khoáng có nguồn gốc từ dầu mỏ, không màu, không mùi và rẻ tiền. Bạn sẽ thấy loại dầu này trong các sản phẩm dầu massage, mỹ phẩm chẳng hạn như "Paraffinum Liquidum". Dầu khoáng là loại dầu nền thấm hút kém, dễ bít lỗ chân lông và rất dễ gây kích ứng nên không được khuyến khích sử dụng.

Ứng dụng dầu nền trong cuộc sống

Dầu nền chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, axit béo thiết yếu… nên được dùng làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, dầu còn được dùng để dưỡng và chăm sóc da dùng trong mỹ phẩm, làm đẹp,… và nhiều hơn nữa. Dầu nền có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc  pha loãng với các loại tinh dầu để đạt hiệu quả tuyệt vời trong massage trị liệu, dầu tắm,..

Tinh dầu

Tinh dầu là gì?

Tinh dầu là một dạng lỏng của các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất từ ​​​​lá cây, hoa, rễ hoặc các bộ phận khác của cây bằng cách chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc chiết xuất dung môi.

Phân loại tinh dầu 

Xét về góc độ nguồn gốc và thành phần cấu thành nên tinh dầu, thì tinh dầu được chia làm 3 loại:

  • Tinh dầu thiên nhiên (Essential Oil): Là loại tinh dầu được chiết xuất từ các bộ phận của thực vật như: hoa, lá, thân, vỏ,..Chúng được chiết xuất nguyên chất từ thiên nhiên. Với đặc tính đặc biệt như vậy nên tinh dầu nguyên chất trên thị trường rất hiếm và giá thành cũng đắt hơn.

  • Tinh dầu hỗn hợp: hay còn gọi là hương liệu, là loại tinh dầu nhân tạo có nguồn gốc từ các hợp chất có hương thơm.

  • Tinh dầu bán hỗn hợp là loại tinh dầu được pha trộn từ tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hỗn hợp.

Tinh dầu

Ứng dụng của tinh dầu trong cuộc sống

  • Tinh dầu thoa: Các dược tính đặc biệt của thực vật khi thoa tinh dầu trực tiếp lên da để hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như: mụn, mẩn ngứa, mề đay,..

  • Tinh dầu massage: Massage với tinh dầu như một liệu pháp hiệu quả để giảm đau nhức mỏi và đồng thời cũng giảm căng thẳng. Thường khi massage sẽ không thoa tinh dầu trực tiếp lên da mà phải kết hợp với dầu nền.

  • Tinh dầu sử dụng làm liệu pháp hương thơm: Đây là loại tinh dầu phổ biến trên thị trường, được sử dụng với các hình thức như xông tinh dầu, xịt, khuếch tán tinh dầu,...Phương pháp này được nhiều người tin dùng bởi việc sử dụng việc sử dụng phương pháp này không chỉ đơn giản là khử mùi hôi, tạo hương thơm, mà còn mang đến những tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, an thần, tập trung hơn và còn có tác dụng lớn trong việc đuổi côn trùng,..

  • Tinh dầu sử dụng làm liệu pháp bên trong: Liệu pháp bên trong nghĩa là tinh dầu được sử dụng để uống, ăn, ngâm,... Có một số loại có thể dùng trong chế biến thực phẩm ăn uống như một loại gia vị để tăng độ ngon cho món ăn. Ngoài ra, một số loại thì dùng để ngậm trị các vấn đề đau răng hay dùng để súc miệng,..

Hương liệu

Hương liệu là gì?

Hương liệu (Fragrance) là một loại của tinh dầu, chính là sự kết hợp của các hóa chất tổng hợp lấy từ dầu mỏ hoặc các nguyên liệu khác, có tác dụng tạo hương thơm hoặc mùi hương cho các sản phẩm. Mùi hương của loại tinh dầu này gần giống với tinh dầu thiên nhiên, tuy nhiên ngửi lâu, mùi hương sẽ đậm mùi hơn, loại hương thơm này thường dùng để sản xuất nến thơm, xịt phòng,...

Ứng dụng của hương liệu trong cuộc sống

Hương liệu như đã nói ở trên thường có mùi hương đậm đà và đặc biệt nên nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như:

  • Tạo hương thơm trong ngành mỹ phẩm: Các sản phẩm Lotion, kem dưỡng, toner,...thường kèm hương thơm dịu nhẹ tạo cảm giác dễ chịu, đồng thời cũng nâng tầm đẳng cấp cho người dùng.

  • Ngoài ra, trong lĩnh vực thực phẩm, hương liệu cũng được ứng dụng rộng rãi các món ăn. Các loại hương liệu thực phẩm như hương thịt, hương hải sản, hương rau củ,… cùng các hương liệu ngọt cho bánh kẹo như hương trái cây, hương mật ong, hương vani,… được ứng dụng nhiều hơn vào các sản phẩm đóng gói nhằm kích thích vị giác, giúp thực khách cảm thấy ngon miệng hơn.

  • Và đặc biệt, ứng dụng của hương liệu mỹ phẩm rất đa dạng: hương liệu cho nước hoa, hương liệu cho mỹ phẩm, sử dụng cho các sản phẩm dầu gội, sữa tắm, sáp thơm, nến thơm, tinh dầu khuếch tán, các sản phẩm tẩy rửa gia dụng…

Tinh dầu

Phân biệt dầu, tinh dầu và hương liệu

 

Dầu

Tinh dầu

Hương liệu

Nguồn gốc

Nhân, hạt, quả

​​​​Lá, hoa, rễ hoặc các bộ phận khác của cây

Tổng hợp hợp chất dầu mỏ và các hợp chất khác

Cách điều chế

Ép lạnh, đun chảy

Chủ yếu là chưng cất

Tổng hợp hóa học

Hình thức

Dạng sánh, từ không màu đến vàng sẫm

Dạng lỏng, trong suốt, ít nhờn

Dạng lỏng, dạng bột, màu sắc đa dạng.

 

Đa số có mùi thơm nhẹ hoặc không thơm

Có mùi thơm đặc biệt

Mùi hương mô phỏng theo các hương tự nhiên

Khả năng bay hơi

Không bay hơi

Có thể bay hơi nhưng cần thêm các sản phẩm hỗ trợ bay hơi, như máy khuếch tán, đèn xông tinh dầu,..

Có thể bay hơi và lưu hương lâu

 

Hy vọng bài viết trên của So Nice sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và có thể phân biệt được dầu, tinh dầu và hương liệu. Đừng quên theo dõi So nice để nhận thêm nhiều bài viết hay tiếp theo nhé!

Tiếp tục đọc

Nến thơm là gì

6 Tác dụng của nến thơm và các lưu ý khi sử dụng

Ngoài việc dùng nến thơm để trang trí ra thì người ta còn rất quan tâm đến “tác dụng của...
năng suất làm việc

Giải pháp hiệu quả để tăng năng suất làm việc cho nhân viên

Tăng năng suất làm việc của nhân viên là một trong những mục tiêu quan trọng của bất kỳ doanh...

Để lại bình luận

Bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi được đăng lên trang.