Review các loại sáp nến có trên thị trường

Bạn đang đọc : Review các loại sáp nến có trên thị trường - 6 phút đọc Bài tiếp theo

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, mọi người càng chú trọng vào sức khỏe tinh thần. Nến thơm cũng từ đó ra đời như một hình thức chăm sóc và nuôi dưỡng tâm hồn. Hôm nay, hãy cùng So Nice tìm hiểu về Sáp nến - một trong những nguyên liệu tạo ra nến thơm nhé!

Sáp nến là gì?

Sáp nến là một trong những nguyên liệu cơ bản tạo nên một hũ nến thơm, từ thời xa xưa người Ai Cập đã bắt đầu sử dụng các loại sáp được tạo ra từ thực vật và côn trùng 

Trong thời đại đế chế La Mã, người ta đã sử dụng mỡ của các động vật cừu bò để làm sáp nến. Tuy tiết kiệm chất thải nhưng nó lại không đảm bảo về mặt mùi hương. Cho đến những năm 80 của thế kỷ 19, nến đã được nâng tầm lên không chỉ dùng với mục đích để thắp sáng mà còn tạo mùi hương đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái,..

Đồng thời sáp parafin được tạo ra từ các sản phẩm phụ của dầu mỏ và sau đó các loại sáp đậu nành, sáp cọ,..cũng ra đời. Hãy cùng So Nice theo dõi ưu và nhược điểm các loại sáp nến qua phần dưới đây nhé!

sáp nến

Review các loại sáp nến có trên thị trường.

Sáp parafin (Paraffin wax)

Sáp parafin là một sản phẩm của dầu mỏ được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1850 và là loại sáp rẻ tiền nhất và phổ biến nhất trong làm nến.

Ưu điểm

  • Sáp paraffin là một trong những loại sáp có giá tiền rẻ nhất nên được sử dụng phổ biến trong nhiều loại nến.

  • Đặc biệt loại sáp nến này có khả năng giữ mùi tốt và lan tỏa mùi hương mạnh

  • Sáp Paraffin có khả năng dễ tạo hình nên có thể tạo ra các sản phẩm nến có nhiều hình dáng, mẫu mã khác nhau.

Nhược điểm

  • Điểm hạn chế lớn nhất của Sáp paraffin chính là không thân thiện với môi trường. Khi đốt nến bằng sáp paraffin có thể thải ra một lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như toluen, benzen,..gây nên các bệnh như hen suyễn, ung thư phổi, kích ứng đường hô hấp.

  • Khi đốt nến dạng sáp paraffin khi đốt thường tạo ra muội than, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Sáp đậu nành

Sáp đậu nành có phần đặc hơn sáp paraffin và có cấu trúc tinh thể nhỏ hơn nên mềm và dẻo hơn.

Ưu điểm

  • Sáp đậu nành có thời gian cháy chậm, có thể cháy lâu hơn 50% so với một cây nến được làm bằng sáp paraffin nếu xét trong trường hợp 2 loại nến này có cùng kích thước, kiểu dáng nến, kiểu bấc và chiều cao bấc.

  • Sáp đậu nành là sáp được làm từ thiên nhiên (thực vật) nên tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường hơn parafin.

  • Nến làm từ sáp đậu nành thải ra rất ít muội than và gần như hoàn toàn không  độc hại vì thế thắp nến bằng sáp đậu nành có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

  • Khi đốt, nến thơm từ sáp đậu nành không tỏa ra mùi khét hay hương khói khó chịu. Khi dùng hết, bạn có thể dễ dàng vệ sinh cốc bằng nước ấm và xà phòng. 

Nhược điểm

  • Sáp đậu nành là nóng chảy ở 48-50 độ nên rất khó sử dụng cho những nơi có nhiệt độ cao như Việt Nam và các nước vùng nhiệt đới khác.

sáp nến

Sáp ong

Sáp ong đã được tìm đến và sử dụng rất lâu trước đó, từ thời Ai Cập Cổ Đại, người ta lấy sáp của tổ ong và sau đó tách bẩn và tinh chế để tạo nên sáp nến cao cấp.

Ứu điểm

  • Nến được làm từ sáp ong thường mùi thơm nhẹ của đặc trưng của sáp ong và ít khói, khi cháy có thể tạo ra các ion giúp làm sạch không khí. 

  • Nến làm bằng sáp ong cũng có độ cứng tốt, có thể làm các loại nến trụ lớn mà không cần cốc chứa.

  • Đặc biệt, sáp đậu nành không gây bỏng khi tiếp xúc với da, an toàn khi sử dụng.

Nhược điểm

  • Mùi hương của sáp ong vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của nó khi bạn muốn làm nến thơm. Vì sáp càng có mùi mạnh thì càng khó kiểm soát và khó mix mùi nến. 

sáp nến

Sáp Cọ (Palm wax)

Giống với sáp đậu nành, đây là loại sáp có nguồn gốc thực vật, thuần tự nhiên, có thể phân hủy sinh học nên rất thân thiện với môi trường, được tạo ra từ việc tách axit béo từ dầu cọ dưới nhiệt độ và áp suất cao

Ưu điểm 

  • Cũng như sáp ong loại sáp nến này có độ cứng và giòn cao nên người ta hay dùng để làm các loại nến trụ lớn.

  • Khi dùng để làm nến, thường sẽ có các hiệu ứng kết tinh hoặc các đường tơ kiểu lông vũ rất đẹp mắt.

  • Sáp cọ có màu trắng sữa, không mùi rất phù hợp để làm nến thơm và bền hơn so với sáp đậu nành. 

Nhược điểm 

  • Nến thơm sáp cọ rất mềm khó tạo hình nên thường phải đổ vào ly, cốc,… 

  • Nến dễ bị chảy khi nhiệt độ phòng tăng.

sáp nến

Sáp nến dạng gel

Sáp gel mới xuất hiện nhưng cũng dần trở nên phổ biến trong công nghệ sản xuất nến thơm. Sáp nến gel thường được tạo hình và trang trí thêm hoa lá, cỏ cây đựng trong hũ/bình thủy tinh trong suốt, nhìn xuyên thấu.

Ưu điểm

  • Loại sáp nến này được là từ dầu khoáng và nhựa polyme do đó việc nhuộm màu loại sáp này cũng thuận tiện hơn. 

  • Sáp gel có thời gian đốt lâu hơn nên ngày càng được dùng rộng rãi.

Nhược điểm

Sáp nến dạng gel này cơ nguồn gốc từ dầu khoáng và nhựa polymer nên không thân thiện với môi trường.

Trên đây là những thông tin mà bài viết chia sẻ về các loại sáp nến, hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúng tôi tin rằng sẽ mang những cốc nến thơm So Nice sạch, an toàn với mức giá phù hợp nhất đến với bạn.

Tiếp tục đọc

nước hoa xe hơi

Nên sử dụng sáp thơm xe hơi, lá thơm treo xe hay nước hoa xe hơi?

Mùi hôi trong xe hơi thường là một vấn đề khiến nhiều người không vui khi sử dụng xe. Không...
Nước hoa xe hơi So nice

Cách khử mùi xe ô tô đơn giản, dễ thực hiện

Mùi xe ô tô là một trong những vấn đề đau đầu của nhiều người, đặc biệt là những người...

Để lại bình luận

Bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi được đăng lên trang.